CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HUY BẢO

Phân biệt vật liệu cách âm và vật liệu tiêu âm.

Vật liệu chặn sự truyền đi của âm thanh tạo ra môi trường yên tĩnh gọi là vật liệu cách âm. Khi âm thanh đi vào vật liệu, năng lượng xuyên qua mặt bên kia của vật liệu rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có khả năng cách âm tốt. Chênh lệch decibel (dB) giữa năng lượng âm thanh đi vào và năng lượng âm thanh xuyên qua ở một mặt khác chính là lượng cách âm của vật liệu.



Chúng ta có thể hiểu rằng: Vật liệu hút âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh phản xạ, mục đích tối thiểu hóa năng lượng âm thanh phản xạ. Vật liệu cách âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh xuyên qua ở mặt bên kia, mục đích tối thiểu hóa năng lượng âm thanh xuyên qua. Vât liệu hút âm cho phép âm thanh dễ đi vào và xuyên qua, do đó nguyên liệu tạo thành vật liệu hút âm phải xốp (nhiều lỗ), tơi và thông khí. Kết cấu của nó là: vật liệu có các lỗ siêu nhỏ số lượng lớn, liên kết với nhau, có tính thông khí nhất định.

Ngược lại, vật liệu cách âm lại đòi hỏi giảm năng lượng âm thanh xuyên qua và ngăn chặn sự truyền âm. Vật liệu cách âm phải chắc, tỉ trọng cao. Ví dụ như tấm thép, gang, gạch ngói, kính. Yêu cầu với vật liệu cách âm là vật liệu chắc chắn không có lỗ, có trọng lượng lớn. Bản chất giữa 2 loại vật liệu này khác nhau, nhưng trong các công trình thông thường chúng đều được sử dụng kết hợp, cùng nhau phát huy hiệu quả chống tạp âm.

Trong thi công cách âm, cách giải quyết triệt để nhất là cần xác định chính xác các phương án cách âm kể từ giai đoạn thiết kế cũng như trong quá trình xây dựng. Điều này có nghĩa rằng từng không gian sống cần phải đảm bảo một mức độ ồn tối đa cho phép. Những biện pháp giải quyết phát sinh về sau sẽ rất tốn kém và kém hiệu quả.